vi
  • vi
  • en
  • ko
  • ja
  • zh

Doanh nghiệp và FTA - Bài 3: “Đòn bẩy” thúc đẩy tăng trưởng

1706 - 2019

Với trên 6.000 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may Việt Nam đã và đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Hiện xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất Thế giới. Đặc biệt, các Hiệp Định Thương Mại Tự Do (FTA) được kỳ vọng là “đòn bẩy” để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may xác định tận dụng cơ hội từ các FTA là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.

* Tận dụng hiệu quả các FTA
Ông Vũ Đức Giang - Chủ Tịch Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, Việt Nam đã tham gia tới 16 FTA với nhiều Quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó 12 FTA đã ký kết và có hiệu lực đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA. Dệt may là một trong những mặt hàng đã tận dụng hiệu quả các FTA.

Dệt may Việt Nam đang tăng tốc

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may cao nhất Thế giới. Ảnh minh họa

Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng xuất khẩu dệt may thời gian gần đây. Cụ thể, FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào năm 2015, thì ngay năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2015. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2,9 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm trước và năm 2018 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 24,9%.

FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực vào tháng 10/2016 cũng đã giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nga tăng từ mức 84,8 triệu USD năm 2015 lên khoảng 172 triệu USD năm 2017 và 180 triệu USD vào năm 2018.

Theo Bộ Công Thương, trong 5 tháng đầu năm 2019, ngành dệt may tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và mở rộng sản xuất, kim ngạch xuất khẩu đạt 12,061 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, những thị trường xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, các nước khối Hiệp Định Đối Tác Toàn diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty May 10 cho biết, thông thường Tổng Công ty chỉ nhận được đơn hàng trước 3 tháng, nhưng ngay từ đầu năm 2019, các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, EU, Nhật Bản đã đặt hàng đến hết tháng 8. Điều này cho thấy, thị trường có tín hiệu tốt, thêm nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp sản xuất.

Theo ông Vũ Đức Giang, dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ nay đến cuối năm có tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch ước đạt 16 - 18 tỷ USD, góp phần đưa ngành đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm 40 tỷ USD. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến hết năm nên khả năng hoàn thành mục tiêu của ngành dệt may là rất khả quan.

Thực tế cho thấy thuận lợi trong xuất khẩu của ngành dệt may đã được Hiệp hội Dệt May Việt Nam sớm dự báo khi ngay từ cuối quý I, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết Quý III, thậm chí là hết năm.

* Cơ hội mới cho hàng xuất khẩu
Về tác động của các Hiệp Định Thương Mại Tự Do với ngành dệt may, các chuyên gia cho rằng tham gia hàng loạt các FTA; trong đó, có Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mở ra những cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, nhất là dệt may được coi là một trong những ngành mũi nhọn, có nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Bởi tham gia hiệp định, dòng thuế suất bằng 0%, khi đó, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá. 

Công ty dệt may

Dệt may được coi là một trong những ngành mũi nhọn, có nhiều cơ hội mở rộng thị trường. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, đó cũng là động lực để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Từ đó, thiết lập sự liên kết trong chuỗi dệt - may hiệu quả hơn, tạo nền tảng cho ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững.

Mặt khác, nhờ có CPTPP, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng sẽ quan tâm tìm hiểu và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới ở khu vực Nam Mỹ.

Ông Trương Văn Cẩm nhấn mạnh, lợi thế nổi bật mà dệt may Việt Nam có được từ CPTPP là mức thuế quan được cắt giảm sâu và nhanh, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, việc khai thác ưu đãi thuế là không dễ bởi muốn được ưu đãi phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như nguyên tắc xuất xứ rất khắt khe.

Nhưng với năng lực, trình độ hiện nay, các tiêu chuẩn kỹ thuật không phải là vấn đề lớn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vấn đề yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi, nghĩa là từ công đoạn kéo sợi, dệt nhuộm vải đều phải thực hiện trong khu vực CPTPP là thách thức vì Việt Nam hiện nay đang phải nhập khẩu hơn 60% nguyên phụ liệu ngoài khu vực CPTPP.

Do vậy, việc giải quyết nguồn nguyên liệu sẽ là bài toán không đơn giản với ngành dệt may Việt Nam.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ Tịch Hội Dệt May Thêu Đan Tp. Hồ Chí Minh cho biết, dù đã chuẩn bị cho CPTPP nhưng để có thể tận dụng được lợi thế thì doanh nghiệp chưa đáp ứng được.

Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu những nội dung liên quan tới ngành từ CPTPP về quy định, thủ tục hải quan, logistics của các nước, đồng thời bản thân doanh nghiệp ý thức tự vươn lên và liên kết để nâng cao chất lượng sản xuất.

Hơn nữa, Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng, giảm thiểu thủ tục hành chính để tránh được sự "lép vế" của doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà. Nếu có sự cộng hưởng như vậy, doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng tốt những ưu thế mà CPTPP mang lại.

Ông Cao Hữu Hiếu - Giám Đốc Điều Hành Tập Đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng, với các FTA, CPTPP và EVFTA, nếu như không cẩn trọng và có bước đi thích hợp, doanh nghiệp Việt sẽ phải nhường thị phần cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có lợi thế hơn về vốn, kinh nghiệm, công nghệ, con người.

Khi đó, nhiều doanh nghiệp FDI sẽ thiết lập chuỗi sản xuất từ sợi - vải - may mặc tại Việt Nam, vừa tận dụng các lợi thế miễn giảm thuế từ các FTA, vừa tránh, giảm ảnh hưởng nếu có rủi ro kịch bản căng thẳng thương mại với Mỹ trong tương lai.

Nếu như vậy, kịch bản tăng trưởng của toàn ngành dệt may vẫn đảm bảo, chỉ có tăng trưởng khu vực doanh nghiệp nội là đáng quan ngại. Vì vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đưa ra các giải pháp cụ thể với từng kịch bản thị trường, đồng thời liên kết chuỗi để cùng vượt qua những biến động của thị trường.

Phó Cục Trưởng Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương) ông Trần Thanh Hải chia sẻ, quy tắc xuất xứ của CPTPP, EVFTA tuy chặt chẽ, nhưng vẫn có những điều khoản linh hoạt giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước dần thích ứng.

Theo đó, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi biến động thị trường. Bộ Công Thương luôn đồng hành với doanh nghiệp; trong đó nỗ lực khơi thông những hàng rào phi thuế quan đàm phán hạn chế tối đa việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu.

Để thuyết phục được các thị trường mới có nhu cầu hàng hóa chất lượng cao, doanh nghiệp Việt Nam phải có sự đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm, xây dựng các thương hiệu và tạo được giá trị riêng.

Việc này cần có thời gian và nguồn lực về tài chính, con người cũng xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất để khai thác hiệu quả các ưu đãi về thuế quan, không chỉ CPTPP mà còn trong tất cả các FTA đang và sắp có hiệu lực./.

Theo Hằng Trần - TTXVN

Tin Liên Quan

Đăng ký tham quan

  • Việt Nam

  • Quốc gia khác

  • Thuê đất

  • Thuê xưởng

  • Khác

(0228) 8856 886 Virtual Tour 360 Download tài liệu

Nghĩa Hưng, Nam Định

Date
Temperature

Nghĩa Hưng, Nam Định
19.984440261076596
106.1350965499878
https://auroraip.vn/
https://auroraip.vn/catalog/view/theme/
["Sunday","Monday","Tuesday","Wednesday","Thursday","Friday","Saturday"]