A. Các tuyến đường hiện hữu kết nối đến Khu công nghiệp:
- Đường tỉnh 490C từ cầu Đò Quan đến xã Nam Điền: Dài 55,2km từ cầu Đò Quan đến KCN. Rải nhựa 100%, đạt tiêu chuẩn đường cấp III Đồng Bằng: nền đường rộng 12m, quy mô 2 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h.
- Đường nối cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ, nối liền hai huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng thuộc tỉnh Nam Định. Cầu có cọc sâu 27m, tải trọng tối đa 60 tấn được đầu tư bởi nguồn vốn ODA Hàn Quốc. Cầu Thịnh Long có điểm đầu giao cắt với Quốc lộ 21 tại Km 202+400 (thuộc địa phận xã Hải Châu, huyện Hải Hậu), điểm cuối giao cắt với tỉnh lộ 490C (thuộc địa phận xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Hưng). Cầu có chiều dài 988m với 19 nhịp, mặt cầu rộng 12m, gồm hai làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ. Vận tốc thiết kế của cầu là 80km/h. Công trình được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2018 và chính thức đưa vào khai thác từ ngày 28 tháng 5 năm 2020.
B. Các tuyến đường đang được triển khai kết nối Khu Công nghiệp với các Tỉnh khác như sau:
- Tổng công suất: 170.000m3/ngày đêm
- Nước đầu vào: Nước mặt lấy từ sông Đáy và kênh Bình Hải;
- Công nghệ hiện đại, tiên tiến kết hợp yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, đảm bảo yêu cầu nước sau xử lý đạt quy chuẩn theo quy định hiện hành của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của Nhà đầu tư thứ cấp cho hoạt động sản xuất.
- Tiêu chuẩn nước cấp sau xử lý: đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT tại thời điểm quy định có hiệu lực.
Hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng
- Tổng công suất: 110.000m3/ngày đêm.
- Công nghệ tiên tiến kết hợp tiêu chí bền vững, đảm bảo khả năng xử lý các loại nước thải có tính chất phức tạp và biến động phát sinh từ hoạt động sản xuất dệt nhuộm, đáp ứng các quy chuẩn, quy định an toàn và bảo vệ môi trường.
- Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý: theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT và QCVN 13-MT:2015/BTNMT
- Hình thức tiếp nhận nước thải: (1) tiếp nhận nước thải trực tiếp từ nhà máy của nhà đầu tư thứ cấp đã xử lý đạt thông số giới hạn theo yêu cầu của KCN; hoặc (2) tiếp nhận nước thải đã được xử lý đạt loại A theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT vào hệ thống tiếp nhận và quan trắc tại khu đất kỹ thuật tập trung trước khi xả ra môi trường.
- TBA 110kV công suất 2 x 63MVA; giải pháp lò hơi tập trung 350T/h
- Điện áp cung cấp 0.4kV hoặc 22kV đến chân hàng rào nhà máy, giá điện theo biểu giá quy định của Nhà nước.
- Xử lý chất thải rắn
- Xử lý khí thải
- Xử lý ô nhiễm tiếng ồn
- Các ứng dụng năng lượng tái tạo
- Dịch vụ cáp quang
- Dịch vụ Internet trong nước và quốc tế
- Dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại IP, chuyển vùng quốc tế
- Các điểm phát sóng 4G tốc độ cao
- Dịch vụ truyền hình cable
Hệ thống cảng cạn ngay tại chỗ và cảng biển kết nối trực tiếp đến khu công nghiệp giúp tối đa hóa hiệu quả về chi phí sản xuất cho khách hàng.
- Lương tối thiểu: vùng 3
- Dân số: 1.836.269 người
- Tuyến xe buýt tới Khu công nghiệp
- Khu lưu trú, dịch vụ dành cho công nhân, cán bộ, quản lý, chuyên gia và môi trường sống đảm bảo (với nhà trẻ, trường học, bệnh viện)
Hình thành một hệ sinh thái với khu lưu trú, trường học, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, trung tâm hỗ trợ và tư vấn nguồn nhân lực, siêu thị - chợ - trung tâm thương mại, nhà hàng và dịch vụ ăn uống để đảm bảo tiện nghi và an sinh cuộc sống cho các chuyên gia và người lao động làm việc tại khu công nghiệp
‑ Áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm, miễn thuế trong tối đa 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong tối đa 9 năm tiếp theo (áp dụng có điều kiện)
- Miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị hình thành tài sản cố định. Thuế GTGT (10%) sẽ được hoàn trả ngay khi nhà máy đi vào hoạt động;
- Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025, tập trung vào lĩnh vực linh kiện, phụ tùng; dệt may – da giày và công nghiệp công nghệ cao với tổng nguồn vốn gần 1000 tỷ đồng; bao gồm các hoạt động hỗ trợ xúc tiến; quản trị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển giao đổi mới công nghệ và xây dựng trang thông tin.
Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư
Công nghiệp dệt may bao gồm kéo sợi, dệt-nhuộm-in vải, may mặc và các mặt hàng phụ liệu dệt may khác (như cúc, chỉ, khóa,…)
Tỉnh Nam Định được coi là cái nôi của ngành dệt may Việt Nam với lịch sử lâu đời hơn 100 năm. Hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may tại Nam Định đảm bảo nguồn cung và đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư, giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên liệu đầu vào.