vi
  • vi
  • en
  • ko
  • ja
  • zh

Hiệp định EVFTA chính thức được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, tạo lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành dệt may

1606 - 2020

Sáng 8/6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với sự tham dự của Phái đoàn châu Âu tại Việt Nam.

Việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định này sẽ đánh dấu một khởi đầu mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam và EU. Việt Nam là quốc gia thứ hai trong ASEAN mà EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) sau Singapore. Điều này tượng trưng cho sự ghi nhận và tin tưởng của EU đối với Việt Nam.

Chính thức có hiệu lực vào ngày 01/08/2020, EVFTA sẽ mở ra một kỷ nguyên mới với thương mại và đầu tư gia tăng, bắt đầu quá trình loại bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại trong vòng 10 năm tới. Hiệp định lịch sử này cũng mở ra thị trường mới cho đầu tư và đổi mới của châu Âu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Việt Nam. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

EVFTA với dệt may Việt Nam

Nguồn ảnh: ILO Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), ông Nicolas Audier nhận định: ”Hiện nay, trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại và đại dịch Covid-19 đã tàn phá các hoạt động kinh doanh thông thường ở quy mô chưa từng có, việc thực thi Hiệp định EVFTA trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thương mại tự do, công bằng và dựa trên nguyên tắc là lộ trình tốt nhất dành cho tăng trưởng kinh tế. Việt Nam sẽ có quyền truy cập vào thị trường tiêu dùng khoảng 500 triệu dân của EU, những người muốn kinh doanh và đầu tư vào một quốc gia an toàn và thịnh vượng ở trung tâm của châu Á".

Đặc biệt, với các ngành thế mạnh như dệt may, EVFTA được xem như một cú hích quan trọng, là cơ hội bứt phá của Việt Nam trên trường quốc tế. Kể từ đây, ngành dệt may Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn và cạnh tranh ngang bằng về giá với các nước đang được hưởng thuế 0%. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đang được hưởng Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP sẽ tiếp tục được hưởng hết 2 năm sau khi EVFTA có hiệu lực.

Dù vậy, cơ hội đang đan xen thách thức khi Việt Nam ký kết EVFTA. Hiệp định cũng yêu cầu quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) đối với hàng dệt may, tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam; dùng vải nhập khẩu vẫn được giảm thuế, nhưng phải được nhập từ EU hoặc các thị trường mà EU đã có FTA, như Hàn Quốc, Nhật Bản (xuất xứ cộng gộp). Đây là điều kiện không đơn giản, bởi từ trước tới nay, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vải từ các thị trường không thuộc EU, trong đó, có đến 50% nhập từ Trung Quốc. Vì vậy, đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tất được xem là giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn này của ngành dệt may.

Dệt May Việt Nam

Nguồn ảnh: ILO Việt Nam

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Chính phủ cần xây dựng những quy hoạch cụ thể, rõ ràng để ngành Dệt may Việt Nam có thể tận dụng được những lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang lại. Để làm được điều này, Việt Nam cần tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp dệt may theo hướng bền vững với hệ thống nước cấp, hệ thống xử lý nước thải, cho phép đầu tư phát triển các phân khúc dệt – nhuộm – may hoàn tất nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bởi lẽ đó, các khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cao của khâu dệt nhuộm đang trở thành điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam.

Được khởi công xây dựng vào ngày 18/04/2017, Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Aurora IP) định hướng trở thành khu công nghiệp dệt may Xanh, Sạch và Bền vững, góp phần đưa Nam Định trở thành trung tâm dệt may của miền Bắc với những sản phẩm dệt may tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn, lên đến 1 tỷ mét vải/ năm. Với tổng diện tích hơn 2000 ha, Aurora IP cũng xây dựng hệ sinh thái và khu đô thị, trường học, bệnh viện cùng trung tâm nguồn nhân lực, khu nhà ở tiện ích; đảm bảo an ninh cuộc sống cũng như môi trường làm việc thuận lợi tại khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, với hệ thống xử lý nước thải với công suất lớn thứ hai Việt Nam (110.000 m3/ngày đêm) vଠhệ thống nước sạch từ nguồn nước mặt, Aurora IP sở hữu đầy đủ tiềm lực phát triển để đầu tư xây dựng các nhà máy hạ tầng kỹ thuật cao, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khâu dệt nhuộm. Với định hướng này, Aurora IP được kỳ vọng sẽ từng bước tháo gỡ điểm nghẽn của ngành trong khâu dệt nhuộm, góp phần phát triển nguồn cung bền vững cho ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Với triết lý bảo tồn tinh hoa dệt may và kết nối tinh tuý công nghiệp, Aurora IP chắc chắn sẽ trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà đầu tư trong bối cảnh EVFTA bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 01/08 tới đây.

(Nguồn thông tin: báo điện tử VOV, Báo đầu tư)

Khu Công Nghiệp Dệt May Rạng Đông - Aurora Textile Industrial Park
Địa chỉ: Lô HC3, Đường N2, KCN Dệt may Rạng Đông, Thị trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định, Việt Nam
Điện thoại: (0228) 8856 886 - Hotline: 0839 899 988
Email: [email protected]
Fanpage: www.facebook.com/RANGDONG.AURORAIP

Tin Liên Quan

Đăng ký tham quan

  • Việt Nam

  • Quốc gia khác

  • Thuê đất

  • Thuê xưởng

  • Khác

(0228) 8856 886 Virtual Tour 360 Download tài liệu

Nghĩa Hưng, Nam Định

Date
Temperature

Nghĩa Hưng, Nam Định
19.984440261076596
106.1350965499878
https://auroraip.vn/
https://auroraip.vn/catalog/view/theme/
["Sunday","Monday","Tuesday","Wednesday","Thursday","Friday","Saturday"]