vi
  • vi
  • en
  • ko
  • ja
  • zh

Việt Nam tăng 5 bậc, lần đầu lọt top 20 thế giới về thu hút FDI

1507 - 2021

Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), với tổng số vốn 16 tỷ USD FDI trong năm 2020, Việt Nam lần đầu tiên nằm trong top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới.

Công nhân sản xuất dệt may

Theo Báo cáo đầu tư 2021 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) mới công bố, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu dự kiến sẽ chạm đáy vào năm 2021 và phục hồi một phần với mức tăng khoảng 10 - 15%. Dòng vốn FDI toàn cầu năm 2020 đã giảm 35% xuống còn 1.000 tỷ USD từ mức 1.500 nghìn tỷ USD năm 2019.

Báo cáo chỉ ra rằng, việc tăng cường đầu tư để hỗ trợ phục hồi bền vững và toàn diện sau đại dịch đang được coi là ưu tiên chính sách trên toàn cầu. Mục tiêu này đòi hỏi các nền kinh tế phải thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và chuyển đổi năng lượng, cũng như tăng cường tính tự cường của các nền kinh tế, cùng với việc chú trọng lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Việc đóng cửa biên giới trên khắp thế giới để đối phó với đại dịch Covid-19 đã làm trì hoãn các dự án đầu tư hiện có và triển vọng suy thoái khiến các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) phải đánh giá lại các dự án mới. Sự sụt giảm trong vốn FDI nghiêm trọng hơn ở các nền kinh tế phát triển. Tại các nền kinh tế này, vốn FDI đã giảm tới 58%.

FDI vào các nền kinh tế đang phát triển giảm ít hơn, ở mức 8%. Theo đó, các nền kinh tế đang phát triển hiện chiếm 2/3 tổng vốn FDI toàn cầu, tăng so với mức gần 1/2 trong năm 2019.

Tác động của đại dịch đối với dòng vốn FDI toàn cầu tập trung vào nửa đầu năm 2020. Tất cả các thành phần cấu thành của FDI đều giảm. Sự thu hẹp về số lượng dự án mới, kết hợp với sự trì hoãn trong hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A), đã dẫn đến dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50%.

Lợi nhuận của các MNE giảm trung bình 36%, thu nhập tái đầu tư của các công ty liên doanh nước ngoài, một phần quan trọng của FDI trong những năm trước, cũng giảm theo. Trong nửa sau năm 2020, các thương vụ M&A xuyên biên giới và các giao dịch tài chính dự án quốc tế phần lớn đã phục hồi.

Tuy nhiên, đầu tư mới GI (greenfield investment), vốn là hạng mục quan trọng đối với các nước đang phát triển, tiếp tục xu hướng giảm trong suốt năm 2020 và kéo sang quý đầu của năm 2021. Các khoản đầu tư mới vào công nghiệp và các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng mới ở các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề.

Xét về mặt địa lý, FDI giảm trên hầu khắp thế giới, ngoại trừ châu Á. Dòng vốn FDI giảm không đồng đều ở các khu vực đang phát triển, ở mức -45% ở Mỹ Latinh và Caribbean, và -16% ở châu Phi. Trong khi đó, dòng FDI đổ về châu Á tăng 4%, giúp châu Á chiếm một nửa tổng vốn FDI toàn cầu vào năm 2020.

Thu hút vốn FDI trên Thế giới từ 2019 đến 2020

Mỹ vẫn là nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn nhất thế giới, đứng thứ hai là Trung Quốc đại lục. Tiếp theo là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, Ấn Độ, Luxembourg, Đức, Ireland, Mexico, Thụy Điển, Brazil và Israel. Năm 2020, Việt Nam đứng thứ 19 toàn cầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 5 bậc so với năm 2019.

Thái Quỳnh - Nhịp sống kinh tế

Tin Liên Quan

Đăng ký tham quan

  • Việt Nam

  • Quốc gia khác

  • Thuê đất

  • Thuê xưởng

  • Khác

(0228) 8856 886 Virtual Tour 360 Download tài liệu

Nghĩa Hưng, Nam Định

Sunday

5-1-2025
18.6 °C

broken clouds
Nghĩa Hưng, Nam Định
19.984440261076596
106.1350965499878
https://auroraip.vn/
https://auroraip.vn/catalog/view/theme/
["Sunday","Monday","Tuesday","Wednesday","Thursday","Friday","Saturday"]
@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1